Nhận biết tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ
Chân vòng kiềng ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết được thông qua dáng đi đứng. Nếu con bạn có tư thế chân chữ O, hai chân khuỳnh ra 2 bên, khi đứng hai đầu gối không sát được vào nhau, thì đó là tình trạng chân bị vòng kiềng.
Tình trạng này không gây tổn hại về sức khoẻ, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sự phát triển của con sau này. Với cấu trúc xương không thẳng, con bạn khó đạt được chiều cao lý tưởng. Bên cạnh đó, nó khiến dáng đi đứng của trẻ sau này không đẹp mắt, dễ gây tâm lý tự ti, xấu hổ.
Do đó, việc nhận biết chân bị vòng kiềng sớm ở trẻ rất quan trọng. Nhận biết sớm sẽ giúp bạn có phương pháp uốn nắn phù hợp.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ
Nhiều chuyên gia cho rằng, bế cắp nách quá sớm là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ. Các khảo sát cũng cho thấy, những trẻ thường được cha mẹ địu trên lưng, trẻ thường xuyên cưỡi ngựa, trâu bò cũng có tỷ lệ chân bị vòng kiềng cao hơn so với các trẻ khác.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng này. Thiếu vitamin D dẫn tới hấp thu canxi kém, trẻ còi xương và rối loạn phát triển xương.
Một nguyên nhân khác cũng dẫn tới tình trạng này là do bố mẹ cho con tập đi quá sớm. Khi đó, xương cẳng chân của trẻ còn yếu, chưa chống đỡ được với sức nặng của cơ thể, đặc biệt là những bé bụ bẫm, gây ra áp lực lớn cho xương chân, khiến chân cong vẹo. Ngoài ra, di truyền cũng chiếm một tỷ lệ nhất định trong số các nguyên nhân chân bị vòng kiềng.
Cách nắn chân cho trẻ để phòng tránh chân vòng kiềng
Cách làm này chỉ có thể áp dụng khi trẻ còn bé, trẻ sơ sinh và tuổi tập đi. Nếu trẻ lớn hơn thì phương pháp nắn chân ít có tác dụng. Mẹ đặt con ở tư thế nằm thoải mái, dùng hai tay nhẹ nhàng nắn bóp theo hướng vào trong, dọc chân con từ đùi đến mắt cá chân. Việc xoa bóp sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt, thúc đẩy cơ xương phát triển. Ngoài ra, khi nắn chân con được duỗi thẳng tạo thành thói quen, giúp hạn chế tật chân bị vòng kiềng. Cha mẹ cần kiên trì nắn chân cho con hàng ngày, mỗi ngày từ 10 đến 20 phút trong 6 tháng đến 1 năm nhé.
Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi
Để phòng ngừa tật chân vòng kiềng ở trẻ, bạn cần tránh tối đa nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trước hết, cần bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi giúp hỗ trợ hệ xương của trẻ phát triển thuận lợi. Vitamin D và canxi rất giàu trong sữa mẹ, vì thế bạn nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ đến tuổi ăn dặm, cần được ăn bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi và vitamin D.
Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm trong khoảng từ 6 đến 7h là cách bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên đơn giản và hữu ích nhất. Nguồn vitamin D dồi dào sẽ giúp con tránh được tình trạng còi xương, nhờ đó hạn chế được tật bị chân vòng kiềng.
Không cho con tập đi quá sớm
Cha mẹ cũng lưu ý, không nên ép trẻ tập đi quá sớm. Bởi khi đó, xương chân của con còn yếu, nếu chịu áp lực quá lớn rất dễ bị cong vẹo. Độ tuổi hợp lý để cho con tập đi là khoảng 1 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế việc bế cắp nách trẻ, hay địu con trên lưng trong thời gian dài, rất dễ làm hỏng cấu trúc xương lý tưởng của con.
Ngoài cách phòng tránh chân vòng kiềng cho trẻ, mẹ nên tham khảo thêm:>> Nguy cơ chân vòng kiềng, vô sinh ở trẻ do bế cắp nách
>> Tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng
>> Để trẻ lớn có đôi chân đẹp, khỏe mạnh?