Tắm ngay sau khi vừa tiêm phòng
Trẻ nhỏ cần phải được tiêm phòng định kỳ để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm. Sau khi tiêm, vết tiêm của trẻ chưa thể lành ngay được và cần giữ cho khô ráo. Nếu mẹ tắm cho con ngay khi vừa tiêm xong thì các chất bẩn có thể bám vào vết tiêm, gây viêm, sưng tấy. Khi đó khó có thể phân biệt triệu chứng này là do phản ứng sau tiêm hay nhiễm trùng. Tốt nhất, mẹ nên tắm cho con sau khi tiêm 1 ngày. Trong ngày đi tiêm, chỉ nên dùng khăn ấm lau người để vệ sinh cho con.
Tắm khi con nôn mửa liên tục
Trẻ con thường xuyên bị trớ hay nôn mửa nên nhiều phụ huynh khá “coi thường” điều đó. Một số mẹ có thói quen tắm cho con ngay khi bé vừa nôn trớ xong cho sạch sẽ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều này là không nên. Bởi việc việc tắm ngay lúc đó sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn ở trẻ và không tốt cho thực quản. Tốt nhất, bạn nên để con nằm hoặc ngồi yên nghỉ ngơi một lúc rồi mới tắm.
Tắm khi trẻ sốt cao
Nếu trẻ sốt cao từ 38 độ trở lên mẹ không nên tắm cho con, mà chỉ dùng khăn ấm lau người cho sạch. Bởi khi sốt cao nếu tắm trẻ có thể bị ớn lạnh, gây co giật. Làn da đang nóng tiếp xúc với nước sẽ làm lỗ chân lông co lại khiến nhiệt độ càng tăng cao đột ngột, dẫn đến huyết quản và mao mạch nở to hơn, gây xung huyết. Bên cạnh đó, khi mới hạ sốt, sức đề kháng của trẻ còn rất kém, nếu tắm với nước lạnh hoặc tắm quá lâu dễ bị nhiễm phong hàn, dẫn tới sốt trở lại.
Mẹ lưu ý, khi con bị sốt từ 38 độ trở lên không nên tắm cho trẻ. Cần đợi con hạ sốt mới tiến hành tắm, nhưng phải tắm bằng nước nóng ở nơi kín gió và tắm nhanh từ 5 đến 10 phút. Tắm xong, cần lau khô người và mặc ấm cho trẻ để phòng nhiễm lạnh.
Cho con tắm khi da trẻ đang bị tổn thương
Nếu con đang mắc các căn bệnh về da như nhiễm trùng, chốc lở, bỏng hay vết thương hở da lớn… thì khi tắm cần hết sức thận trọng. Bởi nếu tắm bằng nguồn nước không sạch, hay tắm bằng các loại nước lá thì các vết thương này có thể bị nhiễm trùng khiến bệnh càng nặng hơn. Trong trường hợp vết thương lớn cần tránh nước, thì việc tắm cho bé cần khéo léo, nên dùng khăn nhúng nước để tắm. Tránh dội trực tiếp làm nước tràn vào vết thương.
Tắm ngay khi con vừa ăn xong
Nhiều bà mẹ có thói quen cho con ăn xong là đưa đi tắm cho sạch sẽ. Tuy nhiên, điều này rất có hại cho sức khỏe của bé. Bởi ngay khi vừa ăn no, nếu thực hiện hoạt động tắm rửa sẽ khiến các mạch máu giãn nở lớn, làm tăng dòng máu đổ vào da, trong khi máu cấp cho hệ tiêu hóa lại giảm, gây cảm giác tức bụng, khó chịu và khiến trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém. Không chỉ vậy, tắm ngay sau khi vừa ăn còn dễ khiến trẻ bị nôn mửa. Do đó, mẹ chỉ nên tắm cho con sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.
Tắm khi con đang đói
Khi trẻ đang đói mẹ cũng không nên tắm cho con. Bởi nhiệt độ nước nóng sẽ khiến mạch máu ở da giãn nở, làm tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể, khiến đường trong máu hạ thấp, rất dễ gây tình trạng hạ đường huyết, chóng mặt, hoa mắt.
Tắm cho trẻ vào ban đêm
Tắm đêm không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Bởi sau khi tắm trẻ tỉnh táo và tinh thần hưng phấn, rất khó đi vào giấc ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con. Ngoài ra, tắm vào ban đêm còn dễ dẫn tới cảm lạnh, hạ đường huyết, thậm chí là đột tử.
Ngoài ra mẹ hãy tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con trên tinybook.net nhé!
>> Cho trẻ chơi điện thoại là đang hủy hoại cuộc đời con
>> Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sốt sau tiêm phòng
>> Danh sách bác sĩ nhi uy tín tại Hà Nội được nhiều mẹ tin tưởng