Cà pháo chữa mụn nhọt, sưng tấy
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn nên dùng chữa mụn nhọt, sưng tấy hiệu quả. Bạn có thể dùng cà pháo tươi, rửa sạch để ráo nước giã nát, cho vào một ít đường đắp ngay chỗ đau, có thể chống sưng, giảm đau nhức.
Cà pháo trị ho do lạnh
Những người bị ho do lạnh có thể dùng khoảng 60g cà pháo tươi, bổ đôi, rửa sạch nấu chín cho vào bát. Sau đó bạn cho thêm mật ong vừa đủ rồi nấu lại. Người bệnh cần ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.
Cà pháo hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mới mắc
Cà pháo có tác dụng điều trị bệnh trĩ ở thể nhẹ hiệu quả. Bạn dùng lá cà đốt tồn tính trên gạch hoặc ngói sạch, nghiền thành bột, mỗi lần 6g, ngày 2 lần, uống với nước cháo gạo, ngày ăn 1 lần, 10 ngày 1 liệu trình.
Cà pháo giảm ngứa, đau buốt do ong chích
Thông thường những người bị ong chích thường có cảm giác đau buốt và ngứa. Để giảm tình trạng khó chịu này bạn có thể lấy quả cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi vào nơi thương tổn ngày 3 lần.
Cà pháo trị ăn uống kém, tỳ vị suy yếu
Theo y học cổ truyền, cà pháo có thể giúp chữa chứng ăn uống kém, tỳ vị suy yếu. Theo bài thuốc gian, bạn cần chuẩn bị 250g cà pháo tươi, bổ đôi, rửa sạch có thể nấu cùng với thịt lợn, rau tía tô, gia vị vừa đủ… Cách ngày ăn 1 bữa, 10 ngày 1 liệu trình.
Cà pháo chữa tiểu dắt, tiểu khó do nhiệt
Không chỉ quả cà pháo, cả cây cà pháo đều có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Để chữa tiểu dắt, tiểu khó do nhiệt, bạn lấy lá cà pháo hoa trắng 20g, lá của cây đơn buốt 15g, rửa sạch cho hãm như trà uống hàng ngày, uống liền 5 ngày.
Cà pháo trị chân tay nứt nẻ
Những người bị chân tay nứt nẻ có thể dùng rễ hoặc cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa chân hàng ngày rất hiệu nghiệm.
Cà pháo tuy ngon nhưng có một số người không nên ăn cà pháo vì có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình như: http://www.lamsao.com/5-nguoi-khong-nen-an-ca-phao-p214a95845.html